Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Chứng trầm cảm sau sinh có biểu hiện như thế nào?

Trầm cảm sau sinh là bệnh tâm lí liên quan đến tâm trạng lo lắng, cảm giác mệt mỏi sau sinh. Trầm cảm sau sinh có thể chỉ thoáng qua nhưng cũng có khi xảy ra trong một thời gian dài và có thể điều trị khỏi nếu nhận biết được các dấu hiệu từ sớm.                            
                                                       
Trầm cảm sau sinh ở phụ nữ

Nhận biết trầm cảm sau sinh qua các dấu hiệu thường gặp

Bệnh thường gặp ở những phụ nữ có một trong các dấu hiệu sau:
Thờ ơ với mọi thứ: Sau khi sinh con, nhiều phụ nữ cảm thấy đau khổ, và vô vọng, cảm thấy bị người chồng, gia đình và bạn bè bỏ rơi dù thực tế không phải như thế. Tâm lí này làm họ chán nản, mệt mỏi, họ thờ ơ với việc nhà, thậm chí bỏ bê bản thân, không muốn tắm rửa, chải chuốt, thậm chí là không buồn chăm sóc con. 
Lo lắng: Phụ nữ trầm cảm sau sinh thường căng thẳng và thiếu tự tin. Họ cũng có nhiều mối lo về sức khỏe bởi họ luôn cảm thấy đau nhức toàn thân, có người đau lưng, có người đau ngực, tim... nhưng đi khám lại chẳng tìm ra nguyên nhân. Nhiều bà mẹ than phiền rất nhiều về sức khỏe và chính điều này lại càng làm họ rơi vào trạng thái trầm cảm nhiều hơn. 
Hoảng hốt: Hoảng hốt xảy ra khi người mẹ gặp những tình huống bình thường, xảy ra hàng ngày, làm họ mất bình tĩnh và không biết giải quyết thế nào. Tốt nhất là gia đình nên tránh để xảy ra những việc mà có thể gây stress cho người phụ nữ sau sinh. 
Bị ám ảnh: Sự ám ảnh này có thể là về một người, một chuyện buồn hay một hoạt động nào đó. Có người sợ hãi mình sẽ gây hại cho đứa trẻ, có cảm giác tội lỗi. Đây là những triệu chứng rất hay gặp ở người trầm cảm.
Mất tập trung: Bà mẹ trầm cảm không thể làm chủ suy nghĩ, khó tập trung vào những hoạt động thường ngày, không thể đọc sách báo, xem tivi hay thậm chí là nói chuyện bình thường. Họ cảm thấy căng thẳng nặng nề nên cả ngày chỉ ngồi một chỗ không làm gì và cảm thấy mình rất tồi tệ.
Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, hay bị tỉnh giấc và không ngủ lại được là những biểu hiện thường gặp ở người trầm cảm sau sinh. Họ hay nằm đến tận sáng mà vẫn không chợp mắt được, cũng có người gặp ác mộng dẫn đến mất ngủ. Nhiều người tìm đến các loại thuốc ngủ nhưng cũng không hiệu quả, điều này càng làm stress tăng lên. Tuy nhiên, điều trị trầm cảm triệt để thì triệu chứng mất ngủ sẽ tự biến mất. 
- Mất hứng thú tình dục: Không còn ham muốn tình dục có thể kéo dài trong một thời gian dài nên cần sự cảm thông, kiên nhẫn và sự an ủi của các ông bố. Triệu chứng này sẽ hết sau khi điều trị khỏi trầm cảm.

Đối tượng nào dễ bị trầm cảm sau sinh tấn công?

Những đối tượng cần đề phòng bệnh trầm cảm sau sinh gồm:
-Người có tiền sử bị trầm cảm hoặc trầm cảm sau sinh có nguy cơ lặp lại tới 50%.
-Phụ nữ mang thai khi tuổi còn ít, nhất là những người chưa đủ 18 tuổi, những người mang thai ngoài mong muốn.
-Phụ nữ hay gặp căng thẳng trong công việc, bị bệnh nặng, thất nghiệp,…
-Người hay gặp mâu thuẫn với chồng hoặc mẹ chồng, thiếu sự giúp đỡ, đồng cảm của người trong gia đình, đặc biệt là người chồng.
Như vậy, người phụ nữ sau sinh không những phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe mà còn gặp sự đe dọa của chứng trầm cảm sau sinh. Hiểu biết đúng đắn về bệnh sẽ giúp người phụ nữ có phương pháp phòng tránh để có thể giữ gìn sức khỏe cũng như hạnh phúc của cả gia đình.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo, các sản phụ chỉ nên uống thuốc chống trầm cảm sau giai đoạn cho con bú. Bên cạnh đó, nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng có thành phần là các thảo dược thiên nhiên như hợp hoan bì, viễn chí, ngũ vị tử,... có trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.
Khánh Ly.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét