Thứ Năm, 1 tháng 2, 2018

7 dấu hiệu khó nhận biết của rối loạn lo âu

Sự lo lắng có thể trở nên phi lý và lấn át, khiến cơ thể luôn ở trạng thái căng thẳng. Thông thường khi cơ thể cảm thấy bị đe doạ, adrenalin sẽ được giải phóng, kích hoạt cơ chế “chiến đấu hay bỏ chạy” nhằm giúp chúng ta thoát khỏi nguy hiểm. Do đó, khi chúng ta căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng một lượng nhỏ adrenalin giúp ta đối phó với tình huống. Lo âu có thể dẫn đến quá tải andrenalin, đưa đến nhiều hệ quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ thể chất và tinh thần. Vậy làm thế nào để nhận biết được các dấu hiệu khó nhận biết của rối loạn lo âu ?
 
7 dấu hiệu khó nhận biết của rối loạn lo âu

Dưới đây là 7 dấu hiệu có thể giúp bạn nhận biết

Lo lắng thái quá
Lo lắng quá nhiều về những việc xảy ra hàng ngày là một đặc điểm chung của những người bị rối loạn lo âu. Điều này có nghĩa là người đó đang trải qua những dòng suy nghĩ lo âu dai dẳng trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
Rối loạn lo âu “là khi bạn quá chú tâm vào một vấn đề giả định, không tồn tại trên thực tế ở thời điểm đó, và khi nó cản trở khả năng của một người thực hiện công việc và tham dự vào thế giới xung quanh”.
Sợ hãi phi lý
Không phải mọi sự lo lắng đều chung chung; đôi khi nó gắn liền với một tình huống hay sự kiện cụ thể, như làm bài kiểm tra, mua sắm hay tập thể dục. Những nỗi sợ vô căn cứ gần như không thể xảy ra.
Ví dụ, sợ lái xe trên đường đóng băng vào ban đêm với tầm nhìn kém là thực tế. Trong khi đó những người bị rối loạn lo âu luôn sợ hãi ngay cả khi không nhìn thấy có mối nguy hiểm thực tế nào.
Những người mắc chứng lo âu dễ dành nhiều thời gian để tránh những nỗi sợ vô lý này và biểu hiện những hành vi “chống lo âu” khác. Những người bình thường sẽ cảm thấy lo lắng nhưng không phải đấu tranh với nó.
Hồi tưởng
Suy nghĩ ám ảnh về một sự kiện không may trong quá khứ có liên quan trực tiếp với rối loạn stress sau chấn thương (PTSD), có nhiều điểm trùng với một số đặc điểm của rối loạn lo âu.
Khi hồi tưởng xảy ra, đó là lúc bộ não chúng ta đang cố gắng đương đầu với những lo âu bằng cách tìm hiểu điều gì đã xảy ra và cố gắng hợp lý hoá sự kiện. Điều quan trong cần nhớ là dù ta dành cả cuộc đời cố gắng để không trải qua những điều tồi tệ, thì những điều tồi tệ vẫn sẽ có thể xảy ra - nhưng điều quan trọng cần nhớ là đa phần thì nó sẽ không xảy ra.
Những hành vi cưỡng bách
Những người lo âu sẽ làm những điều mà với người bình thường có vẻ là “rối loạn chức năng” như kiểm tra, đếm hay lau chùi nhiều lần. Họ thực hiện những hành vi này để có được cảm giác an toàn, nhưng kết quả lại ngược lại. Ví dụ, một số người lo âu luôn kiểm tra đi kiểm tra lại mọi thứ để “yên tâm”, nhưng họ kiểm tra nhiều hơn mức cần thiết.
Những triệu chứng này là đặc điểm của rối loạn ám ảnh - cưỡng chế (OCD). Trong rối loạn này, sự ám ảnh thường đi kèm với các hành vi cưỡng bách, cho dù đó là tâm thần (như sự lặp lại) hay thể chất (sắp xếp lại đồ vật)
“Những hành vi cưỡng bách này nói chung là một cách để dẹp bỏ những suy nghĩ ám ảnh khiến người bệnh khổ sở (ví dụ mầm bệnh trên bàn tay có thể khiến tôi bị ung thư… nếu tôi rửa tay thì tôi sẽ không phải lo lắng nữa…).
Căng cơ
Căng cơ, cho dù đến từ sự căng giãn các cơ trong cơ thể, có thể liên quan tới rối loạn lo âu. Nó là hậu quả của việc luôn ở trong trạng thái kích động - khi hệ thần kinh giao cảm được kích hoạt. Cơ thể rơi vào trạng thái “ chiến đấu hay chạy trốn”, trong vô thức, các cơ căng ra để chuẩn bị sẵn sàng và bảo vệ chúng ta trên đường.
Lo âu khiến hệ giao cảm hiểu lầm, khiến cơ thể chuẩn bị đối phó với nguy hiểm trong những tình huống chẳng hề có gì đe dọa như bài kiểm tra ở trường.
Rối loạn tiêu hóa mạn tính
Lo âu bắt đầu trong tâm trí và lan ra toàn cơ thể, với những triệu chứng thực thể, bao gồm rối loạn tiêu hóa. Ruột rất nhạy cảm với stress tâm lý – do đó sự khó chịu thể chất và xã hội của rối loạn tiêu hóa mạn tính khiến người bệnh cảm thấy lo lắng hơn. Rối loạn tiêu hóa là một triệu chứng lo âu gây kích thích và đôi khi gây đau.
Các vấn đề về giấc ngủ
Nhiều người trong chúng ta ngủ không đủ, trong khi nhiều người khác cố gắng để không ngủ sớm mỗi tối. Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình trằn trọc, lo lắng hoặc bất an về một vấn đề cụ thể như tiền bạc hay chẳng về vấn đề gì cả, thì đây có thể là một dấu hiệu của rối loạn lo âu. Những người lo âu thường khó ngủ. Họ không thể dừng lo lắng và nghĩ rằng nếu họ để trí não nghỉ ngơi thì họ có thể quên điều gì đó và tất cả mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ.

Điều trị rối loạn lo âu bằng cách nào?

Thực tế, rối loạn lo âu là một tình trạng bệnh lý nặng nhưng không phải không có phương pháp điều trị được, vì vậy bản thân người bệnh cũng như gia đình cần kiên trì điều trị, thay đổi nhiều phương pháp để tìm ra một phương pháp phù hợp nhất cho người bệnh. Khi đó sự vui tươi, hạnh phúc sẽ quay trở lại. Việc điều trị có thể dùng thuốc, liệu pháp tâm lý hoặc kết hợp cả hai tùy vào đáp ứng bệnh nhân.
Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược hàng ngày để hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa rối loạn lo âu. Phương pháp này cũng mang lại tác dụng tích cực và an toàn cho người dùng bởi không gây tác dụng phụ. Và sản phẩm đã được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng là thực phẩm chức năng Kim Thần Khang có thành phần chính là hợp hoan bì, kết hợp với một số thảo dược như ngũ vị tử, táo nhân, hồng táo, uất kim… có tác dụng hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, trầm cảm, rối loạn lo âu, đau đầu, mất ngủ… sẽ giúp cải thiện triệu chứng của người bệnh, an toàn và hiệu quả. Sản phầm không gây tác dụng phụ hay tương tác thuốc
Để hiểu thêm về sản phẩm, chúng ta hãy cùng nghe GS.TS  Nguyễn Văn Thông - Chủ nhiệm khoa thần kinh bệnh viện TƯ Quân đội 108 - Ủy viên Ban chấp hành hội thần kinh Việt Nam, nói về tác dụng của các thành phần trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.
GS.TS Nguyễn Văn Thông nói về tác dụng của các thành phần trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.

Anh Thư

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét