Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

Chán nản, mệt mỏi, bạn có nghĩ mình mắc bệnh trầm cảm?

Trầm cảm là chứng bệnh của xã hội hiện đại, khi ngày càng nhiều người bị mắc căn bệnh ‘kỳ lạ’ này. Liệu khi bạn cảm thấy chán nản, bất lực, không hứng thú với bất kỳ điều gì, mệt mỏi thì có phải bạn đang bị trầm cảm? Để có biện pháp, phòng ngừa và chữa trị kịp thời, chúng ta nên trang bị một số kiến thức cơ bản về triệu chứng, nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị căn bệnh này.

Chán nản, mệt mỏi có phải là biểu hiện của trầm cảm?

Với những người mắc bệnh trầm cảm, cuộc sống hàng ngày thường chứa đầy lo âu, thất vọng, và mệt mỏi. Ngoài ra còn có biểu hiện là giấc ngủ không sâu, mất ngủ và rất mệt, sáng dậy khó ra khỏi giường. Người bị trầm cảm có thể thấy cơ thể nhức mỏi không rõ nguyên nhân, trong một khoảng thời gian dài. Họ hay cảm thấy cạn kiệt sức lực đến mức không muốn làm gì.
 
Chán nản, mệt mỏi có phải là biểu hiện của trầm cảm
Ngoài ra, người bệnh trầm cảm dễ bị tác động bởi ngoại cảnh. Chẳng may hôm nào trời âm u, lạnh lẽo, thì tâm trạng của họ cũng theo đó mà xuống dốc. Người trầm cảm nhẹ thì bị chứng “hiện thực u ám”. Người bình thường có xu hướng nhìn thế giới và bản thân theo hướng tích cực, tuy nhiên với chứng “hiện thực u ám”, mọi thứ đều trở nên nhạt nhòa, ảm đạm. Với người bệnh, cuộc sống chẳng còn thú vui gì nữa, người ta gọi đó là chứng mất khoái cảm, ngay cả thứ trước đây từng khiến họ yêu thích, vui vẻ, giờ cũng không còn tác dụng.
Sự đau đớn và tổn thương do trầm cảm kéo dài và dai dẳng tới độ, người bệnh coi cái chết là một sự giải thoát hợp lý. Người bệnh trầm cảm thường có xu hướng tìm mọi cách tự sát, vì họ cảm thấy bất lực với căn bệnh của mình, cho rằng đó là vô phương cứu chữa.
Tuy nhiên phải phân biệt giữa trầm cảm và sự buồn bã đơn thuần. Những người mắc các triệu chứng điển hình sau thuộc về trầm cảm: Nhìn đời u tối, vô vọng; Mất niềm tin, sự hứng thú với cuộc sống; Có vấn đề về cân nặng, thường tăng hoặc giảm 5% tổng trọng lượng cơ thể; Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều; Tâm tính hay cáu bẳn, hoặc buồn bã; Nhạy cảm, dễ bị tổn thương, không có sức lực làm gì cả; Thường hay dằn vặt, trách móc bản thân vì việc đã qua; Hay nghĩ về việc tự sát. Còn với những chán nản thông thường chỉ xuất hiện thoáng qua và không kèm biểu hiện nào khác thì đó không phải là biểu hiện của trầm cảm.

Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm, như: người thân qua đời, sống cách xa người thân, của cải bị mất, thay đổi môi trường sống hay công tác (chuyển nhà, về hưu), ly dị, tranh chấp, làm việc quá nhiều, đột nhiên tăng thêm nhiều trách nhiệm (ví dụ làm mẹ, hay chăm sóc người thân bị ốm), mâu thuẫn cá nhân về vai trò và trách nhiệm, bị lạm dụng tình dục, tình cảm, hay thể chất, có vấn đề về trí não. Nhiều khi trầm cảm không thể xác định rõ nguyên nhân.
Hậu quả của bệnh trầm cảm
Riêng ở Mỹ, có tới 6-7% dân số mắc bệnh trầm cảm, trong đó nữ giới chiếm tới 70% ca bệnh chẩn đoán. Trầm cảm ảnh hưởng tới quá trình tư duy và xử lý thông tin của người bệnh khiến họ suy nghĩ và phản ứng chậm chạp, ảnh hưởng tới năng lực ra quyết định. Điều này khiến người bệnh mất tự tin, ảnh hưởng đến công việc của họ. Đồng thời người bệnh vì vậy có xu hướng xa lánh gia đình, người thân, bạn bè. Nó cũng khiến người ta không còn hứng thú tham gia vào bất kỳ hoạt động nào, từ đó khiến sự xa lánh xã hội ngày càng trầm trọng hơn.
Trạng thái thờ ơ cũng ảnh hưởng tới khả năng ở cùng với người khác của người bệnh. Để thoát khỏi cảm giác tự cô lập, lo lắng và cô đơn, nhiều người tìm đến rượu, thuốc gây nghiện, và thức ăn vặt có hàm lượng đường và calories cao. Những thứ này có thể khiến tâm trạng họ khá hơn, nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, sau khi sự thoải mái ngắn ngủi qua đi, tâm trạng lại trở về tồi tệ. Nên rối loạn ăn uống và lo lắng thường đi đôi với trầm cảm.

Đối phó với trầm cảm như thế nào?

Trầm cảm là căn bệnh của xã hội hiện đại. Nhận thức đúng đắn triệu chứng, nguyên nhân, và hậu quả sẽ giúp mọi người có liệu pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả, cũng như có các biện pháp phòng ngừa tích cực như cân bằng cuộc sống, và công việc, duy trì tập luyện thể dục thể thao đều đặn. Dù mắc hay không thì bạn cũng cần có một kế hoạch để phòng ngừa, kiểm soát chứng bệnh này. Đã có nghiên cứu cho thấy việc tập luyện thể thao nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày có thể giúp bạn giảm căng thẳng và lo lắng, cải thiện giấc ngủ và tránh xa hoặc giữ trầm cảm không nặng hơn. Một số bài tập đều đặn rất tốt cho việc cải thiện cũng như phòng ngừa trầm cảm như: yoga, thiền định, đi bộ, đạp xe đạp, khí công dưỡng sinh…Những bài tập trên có thể giúp bạn có một tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, áp lực trong cuộc sống. Từ đó giúp phòng ngừa trầm cảm. Mặt khác nếu bạn đang bị trầm cảm thì những thói quen thường ngày này có thể giúp bạn cải thiện triệu chứng hoặc giữ cho trầm cảm không nặng hơn. Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược hàng ngày để hỗ trợ điều trị cũng như phòng ngừa trầm cảm. Phương pháp này cũng mang lại tác dụng tích cực và an toàn cho người dùng bởi không gây tác dụng phụ. Nổi bật là thực phẩm chức năng Kim Thần Khang với thành phần chính là hợp hoan bì kết hợp với các vị thuốc khác có tác dụng hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh, trầm cảm, rối loạn lo âu, đau đầu, mất ngủ… sẽ giúp cải thiện triệu chứng của người bệnh, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, tùy đáp ứng của từng cơ địa bệnh nhân mà hiệu quả tác dụng của sản phẩm là khác nhau.
Để hiểu thêm về sản phẩm, chúng ta hãy cùng nghe GS.TS  Nguyễn Văn Thông - Chủ nhiệm khoa thần kinh bệnh viện TƯ Quân đội 108 - Ủy viên Ban chấp hành hội thần kinh Việt Nam, nói về tác dụng của các thành phần trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.

GS.TS Nguyễn Văn Thông nói về tác dụng của các thành phần trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.
Tuấn Lê.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét