Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Cần kiên trì khi đối phó với trầm cảm

Nói đến trầm cảm, nhiều người chỉ nghĩ đơn giản đó là khái niệm chỉ người hay có tâm trạng u uất, chán nản. Tuy nhiên, theo quan điểm của y học, trầm cảm là một căn bệnh nghiêm trọng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. Việc điều trị bệnh trầm cảm cần phối hợp nhiều phương pháp và thường cần một thời gian kéo dài.

Cần kiên trì khi đối phó với trầm cảm

Bệnh trầm cảm tấn công những ai?

Trầm cảm là bệnh về tâm lí và có thể gặp ở bất kì lứa tuổi nào, đặc biệt là những người làm việc trí óc, hay gặp áp lực, căng thẳng trong cuộc sống.
Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm có thể do gen, cũng có thể do yếu tố về môi trường, do bệnh lí như: tổn thương não, tai biến mạch máu não,…Trong đó, chủ yếu là do tính cách cá nhân trong mỗi con người, cách mà người đó ứng phó với khó khăn ra sao. Những người dễ bị bệnh trầm cảm tấn công nhất là những người hay suy nghĩ, đặt ra đòi hỏi quá khắt khe với bản thân nhưng cũng hay nhạy cảm, gặp chuyện gì cũng lo ngại và hay mất bình tĩnh.
Bệnh trầm cảm có thể tấn công một cách từ từ, ngấm dần qua từng ngày nhưng cũng có thể ập đến bất ngờ, đặc biệt nhằm vào những người gặp phải những chuyện không tốt đẹp trong cuộc sống như mất của cải vật chất, phá sản, mất người thân,…Nhưng thường gặp nhất ở những người phải đối chọi với những áp lực gây mệt mỏi tâm lí trong một thời gian dài.

Điều trị bệnh trầm cảm cần phối hợp nhiều phương pháp

Để điều trị bệnh hiệu quả, không chỉ cần tác động vào tâm lí bệnh nhân mà còn phải giúp bệnh nhân nâng cao cả thể lực để có một tinh thần thoải mái. Nhìn chung, để làm được điều này cần kết hợp rất nhiều các phương pháp như: uống thuốc, tâm lí trị liệu, điều trị bằng xung điện, châm cứu, bấm huyệt, thiền, các bài tập thể dục nâng cao sức khỏe tâm thần,…
Ở giai đoạn đầu, thông thường điều trị bằng tâm lí trị liệu, giúp bệnh nhân ổn định tâm trạng, thiết lập lại trạng thái tâm lí bình thường, tăng giới hạn chịu đựng stress. Người bệnh nên chia sẻ những vấn đề mình gặp phải với người mình tin tưởng nhất hoặc có thể gặp các bác sĩ tâm lí để giải tỏa những áp lực về tinh thần. Ở giai đoạn nặng hơn, các bác sĩ có thể kê các loại thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần; giúp cân bằng lại nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh, tăng hưng phấn. Tuy nhiên, cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian uống thuốc để tăng khả năng đáp ứng thuốc và tránh tác dụng phụ của thuốc. Thời gian điều trị kéo dài trên 2 tuần, hoặc có thể lâu hơn rất nhiều tùy thuộc vào bệnh nhân có thích ứng với thuốc hay không và khả năng tái phát khá cao.Bởi vậy, người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên, nếu không hợp thuốc các bác sĩ có thể xem xét các khả năng cần đổi thuốc.
Một trong số những biện pháp hiện nay hay được các bác sĩ lựa chọn hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân trầm cảm là kết hợp sử dụng hàng ngày các thảo dược từ thiên nhiên có tác dụng an thần, giải trầm uất như hợp hoan bì, viễn chí, uất kim, ngũ vị tử,…
Lâm Khanh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét