Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016

Phân biệt 5 loại rối loạn lo âu thường gặp

Rối loạn lo âu là rối loạn tâm lý vô cùng phổ biến. Thuật ngữ rối loạn lo âu không phải dùng để chỉ một loại bệnh, mà nó chỉ 1 nhóm bệnh, trong đó có 5 loại thường gặp nhất là: rối loạn lo âu tổng quát, ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hoảng loạn, stress sau sang chấn tâm lý và ám ảnh sợ xã hội.



Rối loạn lo âu là rối loạn tâm lý vô cùng phổ biến trong thời hiện đại

Rối loạn lo âu tổng quát

Hay được gọi là rối loạn lo âu lan tỏa, dùng để chỉ một sự lo lắng thái quá, tồn tại trong nhiều ngày, tháng. Theo thống kê tại Mỹ, bệnh ảnh hưởng đến khoảng 6,8 triệu người và chiếm khoảng 3,1% dân số Mỹ. Rối loạn lo âu tổng quát khiến người bệnh căng thẳng, luôn phải dự đoán hiểm họa có thể xảy ra với bản thân về nhiều thứ, từ những quan tâm bao quát như sức khỏe, tiền bạc hoặc công việc đến những mối quan tâm thường xuyên hơn như quên khóa cửa, các cuộc hẹn. Bệnh gây ảnh hưởng trầm trọng đến cuộc sống bình thường và các mối quan hệ vốn có.
Khi rối loạn lo âu kéo dài, có thể kéo theo các triệu chứng thể chất như mệt mỏi, đau đầu, căng cơ, nhức mỏi, khó nuốt, run, co giật, khó chịu, ra nhiều mồ hôi, nóng bức,... Một người được chẩn đoán mắc rối loạn lo âu tổng quát khi có biểu hiện lo lắng, sợ hãi quá mức mà không có nguyên nhân cụ thể và không có khả năng kiểm soát bản thân, kéo dài ít nhất 6 tháng.

Ám ảnh cưỡng chế

Ám ảnh cưỡng chế là một rối loạn lo âu được đánh dấu bởi sự sợ hãi và hành vi mang tính nghi thức. Sự ám ảnh có tính chất vô lý, lặp đi lặp lại như sợ nhiễm vi khuẩn từ người khác dẫn đến việc tắm nhiều lần trong ngày, rửa tay 3 lần trước khi ăn hoặc luôn sắp xếp đồ vật theo một trật tự nhất định dù không cần phải như vậy,... Mặc dù người bệnh biết những hình ảnh, ý nghĩ ám ảnh tạo ra từ chính trong đầu mình chứ không phải do tác động bên ngoài nhưng họ không thể ngăn chặn suy nghĩ đó mà họ tự bắt bản thân mình phải làm như vậy để giảm bớt sự lo lắng.

Rối loạn hoảng loạn

Rối loạn hoảng loạn được đặc trưng bởi sự sợ hãi một cách bất ngờ, mãnh liệt kéo dài vài phút và lặp đi lặp lại kèm theo các triệu chứng thể chất như đau ngực, tim đập nhanh, khó thở, chóng mặt hoặc đau bụng,…Trong những cơn hoảng loạn, người bệnh cũng có thể cảm thấy lạnh; bàn tay nhức mỏi, tê liệt, buồn nôn, đau ngực, cảm giác nghẹt thở, mất kiểm soát lý trí,... Cơn hoảng loạn có thể xảy ra cả ở trong giấc ngủ.

Rối loạn stress sau sang chấn

Stress sau sang chấn là một rối loạn lo âu khởi phát sau khi tiếp xúc với một sự kiện hay thử thách đáng sợ, làm người bệnh tổn thương về thể chất hay bị đe dọa tinh thần một cách nghiêm trọng. Sau khi trải qua các vấn đề làm tổn thương tâm lý như cái chết, một trận động đất, chiến tranh, tai nạn giao thông, lũ lụt, hỏa hoạn,… theo như lẽ thường, mọi người có thể cảm thấy sợ hãi cao độ, lo lắng, buồn bã hay tức giận. Nhưng đối với người bệnh, khi những sự kiện này đã xảy ra, họ sẽ luôn hồi tưởng lại trong cuộc sống hàng ngày, và ngày nào họ cũng phải đối mặt với những nỗi sợ hãi đó, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và cản trở những hoạt động bình thường của họ.

Rối loạn ám ảnh sợ xã hội

Đây là một rối loạn lo âu đặc trưng bởi sự lo lắng quá mức trong các tình huống xã hội hàng ngày kéo dài ít nhất trong 6 tháng. Người bệnh sợ giao tiếp với người lạ, sợ bị phán xét, hành động một cách lúng túng, không ngừng bộc lộ lo âu trước mặt người khác, mỗi khi bị bắt buộc giao tiếp hay đứng trước đám đông, họ có thể khóc rống lên, chai lỳ hoặc thu mình lại,… Bản thân người bệnh cũng nhận ra sự sợ hãi của mình là vô lý, họ luôn tìm cách né tránh các tình huống mang tính xã hội hoặc cố chịu đựng với sự lo lắng và khó chịu cao độ.

Các cách giúp đối phó hiệu quả khi có biểu hiện của rối loạn lo âu

Khi phát hiện ra mình hoặc người thân có dấu hiệu rối loạn lo âu kéo dài trên 6 tháng, cần ngay lập tức đến thăm khám tại bệnh viện. Các bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá về thể chất và tâm lý để loại trừ các nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng tương tự rối loạn lo âu như bệnh tim mạch, tuyến giáp, tiền mãn kinh, do sử dụng thuốc,...
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, để đối phó với các yếu tố gây căng thẳng cực độ, hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu hiệu quả, người bệnh nên thực hiện các biện pháp như tìm kiếm sự hỗ trợ từ xã hội, tập thể dục thường xuyên nâng cao sức khỏe thể chất, tập yoga, thiền để có tinh thần khỏe mạnh,… Người bệnh cũng nên tham khảo sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên có tác dụng giảm lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi, giúp tăng khả năng tập trung, tăng cường trí nhớ, hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, điển hình như thực phẩm chức năng Kim Thần Khang. Sở dĩ các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng sản phẩm này bởi nó là sự kết hợp độc đáo của các thảo dược thiên nhiên như hợp hoan bì, viễn chí, ngũ vị tử, hồng táo, táo nhân,… có tác dụng giúp dưỡng tâm, an thần kinh, hoạt huyết, sơ can giải uất, hành khí, phá ứ, tăng cường lưu thông máu,… đem lại hiệu quả rất tốt cho người rối loạn lo âu.
Nhiều bệnh nhân đã lựa chọn sử dụng Kim Thần Khang để hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu và có kết quả rất tốt, trong đó có anh Phạm Hồng Vinh (SN 1978, Tổ 1, Tân Phong, Tân Biên, Tây Ninh). Anh Vinh chia sẻ: "Duy trì dùng Kim Thần Khang, tôi không còn tình trạng kém tập trung, đã kiểm soát được suy nghĩ, tinh thần ổn định".

Anh Phạm Hồng Vinh chia sẻ kinh nghiệm điều trị rối loạn lo âu của mình:




Để biết thêm thông tin vể bệnh rối loạn lo âu, hãy truy cập website Kimthankhang.vn hoặc điện thoại về số 04.38461530/ 08.62647169 để được hỗ trợ tư vấn.

Thu Hạnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét