Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

Tìm hiểu liệu pháp tâm lý trong điều trị trầm cảm

 Bạn đã quyết định điều trị trầm cảm. Bạn lo sợ phải dùng thuốc bởi tác dụng phụ của chúng, nếu ngưng thuốc đột ngột thì tình trạng mất ngủ triền miên sẽ xuất hiện. Liệu có hình thức điều trị nào phù hợp với bạn nữa không? Và bạn có thể mong đợi kết quả như thế nào? Có một phương pháp cũng có hiệu quả tương đương với việc dùng thuốc hiện nay đó là liệu pháp tâm lý. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về liệu pháp này.
Liệu pháp tâm lý trong điều trị trầm cảm
Liệu pháp tâm lý - hay tâm lý trị liệu là một cách hiệu quả để điều trị các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Nó tác động đến tâm thần kinh của người bệnh, từ đó cải thiện các triệu chứng trầm cảm. Và nếu duy trì điều trị liên tục cũng có thể làm giảm nguy cơ tái phát. Liệu pháp tâm lý có hiệu quả tốt với trầm cảm nhẹ đến trung bình mà không cần dùng thuốc. Nhưng nếu bạn bị trầm cảm nặng, bạn có thể có được kết quả điều trị tốt nhất nếu kết hợp một loại thuốc chống trầm cảm với điều trị tâm lý.
Liệu pháp tâm lý trong điều trị trầm cảm
Phân loại liệu pháp tâm lý sử dụng để điều trị trầm cảm
Liệu pháp tâm lý là tên gọi chung cho các phương pháp điều trị tâm lý khác nhau. Các loại liệu pháp tâm lý sử dụng để điều trị trầm cảm bao gồm:
·        Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT)
·        Liệu pháp cá nhân (IPT)
·        Liệu pháp tâm động học
·        Giáo dục tâm lý
·        Liệu pháp nhóm
Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT)
Đây là một trong những loại phổ biến nhất của liệu pháp tâm lý điều trị trầm cảm. Trong hầu hết các trường hợp mắc trầm cảm, đợt điều trị sẽ kéo dài khoảng 10 đến 20 tuần, nhưng một số bệnh nhân cần điều trị kéo dài hơn. Trong CBT, bạn quan sát những suy nghĩ của bản thân và tìm ra sự ảnh hưởng của chúng đến cảm xúc cũng như hành vi của bạn. Sau đó, bạn nói chuyện với các bác sĩ điều trị để giúp bạn thay đổi những suy nghĩ tiêu cực thành suy nghĩ tích cực hơn. Ví dụ, nếu bạn nghĩ rằng: "tôi vô dụng với mọi việc, mọi thứ", bác sĩ có thể giúp bạn thay thế suy nghĩ đó bằng suy nghĩ: "tôi có thể làm được điều này một cách đúng đắn". Trong thời gian điều trị bằng CBT, bác sĩ có thể yêu cầu bạn cố gắng thực hiện nhiều hơn nữa các hoạt động yêu thích của mình, từ đó tâm trạng của bạn sẽ dần được cải thiện.
Liệu pháp cá nhân (IPT)
Đây cũng là một phương pháp phổ biến của việc điều trị chứng trầm cảm. Tương tự CBT, điều trị thường kéo dài khoảng 10 đến 20 tuần. IPT tập trung vào việc cải thiện mối quan hệ của bạn với những người xung quanh. IPT tập trung vào bốn thách thức cá nhân chính: buồn phiền, tranh chấp giữa các cá nhân, thay đổi vai trò, mất kỹ năng cá nhân. Bác sĩ trị liệu có thể dạy cho bạn cách thức mới để nhìn vào các mối quan hệ cá nhân và biết rõ hơn về những hành động của bạn ảnh hưởng đến những người xung quanh như thế nào.
Liệu pháp tâm động học
Loại điều trị này không được sử dụng thường xuyên như CBT và IPT trong điều trị trầm cảm, nhưng nó có thể hữu ích cho một số bệnh nhân. Trong liệu pháp tâm động học, bạn sẽ tìm hiểu vấn đề: cách suy nghĩ và hành động trong quá khứ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hiện tại của bạn. Từ đó bạn biết và ngăn chặn những suy nghĩ gây ra hành vi tiêu cực. Trị liệu cũng có thể tập trung vào việc cải thiện mối quan hệ của bạn với người khác, là một cách để giúp bạn kiểm soát các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Giáo dục tâm lý
Giáo dục tâm lý sẽ giúp bạn hiểu trầm cảm là gì, các triệu chứng của nó, và làm thế nào để đối phó với trầm cảm. Tìm hiểu về bệnh trầm cảm có thể giúp bạn phát hiện và được điều trị sớm nếu có các triệu chứng của bệnh, khi đó việc điều trị sẽ dễ dàng hơn.
Liệu pháp nhóm
Một nhóm hỗ trợ là nơi để chia sẻ các vấn đề và mối quan tâm của những người bị trầm cảm. Một số bệnh nhân thấy hữu ích khi nói chuyện với những người cũng bị trầm cảm như họ. Nhóm sẽ giúp giải quyết các vấn đề trong suy nghĩ của từng thành viên. Nếu bạn quan tâm, hãy hỏi bác sĩ điều trị có danh sách của các nhóm hỗ trợ trong khu vực bạn sinh sống để đề nghị được tham gia điều trị.
Liệu pháp tâm lý tuy có ưu điểm là không gây tác dụng phụ nhưng cũng như thuốc điều trị, không phải bất cứ bệnh nhân nào cũng thích hợp khi tham gia điều trị bằng phương pháp này. Việc nghiên cứu để tìm ra nhiều phương pháp phù hợp vẫn đang được các chuyên gia tìm kiếm và thử nghiệm. Một trong những biện pháp mới để hỗ trợ làm giảm triệu chứng trầm cảm hiện nay được nhiều các chuyên gia áp dụng đó là dùng thực phẩm chức năng có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn, hiệu quả bền vững. Trong đó, thực phẩm chức năng Kim Thần Khang được đánh giá khá cao về tính an toàn và hiệu quả trong việc hỗ trợ cải thiện tâm trạng của người bệnh trầm cảm. Kim Thần Khang có thành phần chính là hợp hoan bì phối hợp cùng các dược liệu quý khác giúp dưỡng tâm, an thần, giải uất, có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm. Sản phẩm không gây tác dụng phụ, không tương tác với các thuốc dùng cùng, có thể sử dụng lâu dài.
Để hiểu thêm về sản phẩm, chúng ta hãy cùng nghe GS.TS  Nguyễn Văn Thông - Chủ nhiệm khoa thần kinh bệnh viện TƯ Quân đội 108 - Ủy viên Ban chấp hành hội thần kinh Việt Nam, nói về tác dụng của các thành phần trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.

GS.TS Nguyễn Văn Thông nói về tác dụng của các thành phần trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.
Kim Thần Khang vừa vinh dự nhận giải thưởng "Top100 – sản phẩm tốt nhất cho gia đình, trẻ em lần thứ 4 – năm 2016" do "Bộ Lao động – Thương binh và xã hội" trao tặng tháng 7 năm 2016.
Kim Thần Khang vinh dự nhận giải thưởng
Chúc bạn sức khỏe!
Thanh Hà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét