Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

9 nguyên nhân của chứng mất ngủ giữa đêm

Thường xuyên thức dậy vào giữa đêm có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống như khả năng suy nghĩ, hiệu suất làm việc, các mối quan hệ xã hội, tâm trạng, và sức khỏe toàn trạng của bạn. Đó là lý do tại sao việc hiểu biết về nguyên nhân từ đó tìm ra phương pháp điều trị nó rất quan trọng. Bài viết sau sẽ chỉ ra những nguyên nhân gây chứng mất ngủ giữa đêm của bạn.
Nguyên nhân của chứng mất ngủ giữa đêm
9 nguyên nhân của chứng mất ngủ giữa đêm
1. Nghẹt thở, ngừng thở
Những người bị tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ (OSA) thường ngừng thở trong 10 đến 60 giây cho mỗi lần trong đêm. Nó gây sốc não của bạn và đánh thức bạn dậy, có thể làm bạn thở hổn hển để lấy oxy. Sau đó, bạn có thể tiếp tục ngủ, vấn đề ở đây là nó có thể xảy ra một lần nữa và một lần nữa, thậm chí hàng trăm lần mỗi đêm, khiến giấc ngủ của bạn không được trọn vẹn.
2. Hội chứng chân không yên
Nếu đôi chân bạn bồn chồn hay mắc hội chứng chân không yên (RLS), bạn có thể cảm thấy không thoải mái như cảm giác kiến bò hay ngứa ran ở chân và có sự thôi thúc phải di chuyển khiến bạn không thể ngủ được và phải đứng lên đi lại trong phòng. RLS là một trong những rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất. Nó ảnh hưởng đến khoảng 12 triệu người Mỹ hiện nay.
3. Caffeine
Có thể mất đến tám giờ để những tác động kích thích của cafein dừng lại. Caffeine cũng có thể tác động tới adenosine, một chất hóa học ở não gây ngủ. Đó là lý do tại sao những tách cà phê giúp bạn tỉnh táo vào buổi chiều nhưng sẽ làm bạn khó ngủ khi đêm đến.
4. Rượu
Bất cứ ai cũng biết rằng rượu có thể làm cho ta cảm thấy buồn ngủ, nhưng điều đó không có nghĩa đó là lựa chọn tốt khi bạn khó ngủ. Tại sao? Rượu có thể khiến bạn thức dậy vào giữa đêm, gây sự căng thẳng cho não và khiến bạn khó mà ngủ lại được.
5. Thuốc
Bạn có biết rằng nhiều loại thuốc đau đầu có chứa caffeine? Thuốc thông mũi, steroid, thuốc chẹn beta, thuốc điều trị trong các bệnh tim mạch và huyết áp cũng có thể gây thức giấc ban đêm. Nếu trong quá trình dùng thuốc chất lượng giấc ngủ của bạn bị đe dọa, hãy nói với bác sỹ để có biện pháp khắc phục nhé.
6. Nicotine
Nhiều người có thể không nhận ra rằng nicotine là một chất kích thích có thể giữ cho bạn tỉnh táo vào ban đêm. Nhưng chính vì thế nó làm bạn khó ngủ. Nếu bạn là một người nghiện thuốc lá nặng và đặc biệt khi cai thuốc, bạn rất dễ thức dậy giữa đêm.
7. Căng thẳng
Sự căng thẳng và lo âu sẽ đánh thức bạn dậy vào giữa đêm bởi nó có thể gây ra các cơn ác mộng khiến bạn giật mình, tỉnh giấc. Khi thức dậy bạn vẫn ở trong tâm trạng bồn chồn và không ngủ lại được nữa. Ngoài ra trầm cảm cũng có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
8. Suy giảm Progesterone
Ở phụ nữ, nồng độ hormone progesterone giảm xuống ngay trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Giảm nồng độ progesterone có thể gây khó khăn hơn để ngủ. Thời kỳ mãn kinh cũng có liên quan với chứng mất ngủ, có lẽ nguyên nhân bởi mức độ progesterone giảm quá nhiều.
9. Tình trạng bệnh lý
Một số bệnh như viêm khớp, trào ngược axit và suy tim sung huyết…, có thể gây ra sự khó chịu về thể chất hoặc đau làm cho bạn không thể ngủ yên giấc. Những cơn đau lúc nửa đêm sẽ đánh thức bạn dậy dễ dàng.
Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, người bệnh cần thư giãn, tránh căng thẳng, đi ngủ đúng giờ, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và tập thể dục thể thao hàng ngày. Ngoài ra, một phương pháp khác giúp chữa mất ngủ khá hiệu quả, đang trở thành xu hướng lựa chọn của nhiều người đó là sử dụng các loại thực phẩm chức năng chứa thảo dược lành tính, giúp hỗ trợ điều trị các rối loạn giấc ngủ, suy nhược thần kinh như thực phẩm chức năng Kim Thần Khang (chứa hợp hoan bì, ngũ vị tử, uất kim, viễn chí,…). Để hiểu rõ hơn về tác dụng của Kim Thần Khang với giấc ngủ, các bạn có thể theo dõi video sau.

Khả năng đáp ứng của mỗi cơ địa là khác nhau, do đó tác dụng có thể khác nhau giữa những người dùng sản phẩm.
KimThần Khang vừa vinh dự nhận giải thưởng "Top100 – sản phẩm tốt nhất cho gia đình, trẻ em lần thứ 4 – năm 2016" do "Bộ Lao động – Thương binh và xã hội" trao tặng tháng 7 năm 2016.

Kim Thần Khang vinh dự nhận giải thưởng

Thu Thảo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét