Giấc
ngủ là một phương pháp hữu hiệu giúp chúng ta lấy lại cân bằng sau ngày làm việc,
học tập căng thẳng, mệt mỏi bởi vậy nó vô cùng quan trọng với mỗi người. Nếu cơ
thể bạn vẫn cân bằng được các hoạt động sống với việc nghỉ ngơi thì sau mỗi
ngày bạn sẽ có được một giấc ngủ thực sự chất lượng. Vậy khi nào bạn bị mất ngủ
và những nguyên nhân nào làm cho giấc ngủ của bạn bị gián đoạn?
Những nguyên nhân nào khiến bạn mất ngủ kéo dài
Những dấu hiệu nào cho thấy bạn bị mất ngủ?
Như thế nào là một giấc ngủ tốt? Giấc ngủ được
xem là đạt yêu cầu khi bạn được ngủ đủ giờ, ngủ sâu, sau khi ngủ dậy bạn cảm
thấy thoải mái, khỏe hơn… Trung bình một người cần ngủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày và
chỉ nên dành khoảng 30 phút ngủ trưa, tuy nhiên thời gian ngủ có sự khác nhau
giữa các độ tuổi, trong đó: trẻ sơ sinh ngủ 17h/ngày, trẻ lớn 9-10h/ngày, người
trưởng thành 7-8h/ngày, người cao tuổi < 6h/ngày.
Khi xuất hiện các dấu hiệu như: khó đi vào giấc
ngủ, khi ngủ bị tỉnh giấc nhiều lần, tỉnh giấc nhưng không ngủ lại được, ngủ
mộng mị mơ màng, thời lượng cho giấc ngủ ngắn, ngủ dậy cảm thấy mệt mỏi… là
những dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp tình trạng mất ngủ.
Theo thống kê, tỉ lệ nữ giới bị mất ngủ thường
nhiều hơn nam giới và tình trạng này thường gặp nhất ở những người cao tuổi.
Những nguyên nhân gây mất ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ nhưng có thể chia làm 3 nguyên nhân
chính là mất ngủ do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, do sinh lý và do bệnh
lý.
1.
Mất ngủ
do thói quen sinh hoạt:
- Do sử dụng chất kích thích như hút thuốc lá, uống
cà phê, thức uống có ga, ăn no trước khi đi ngủ,…
- Do
áp lực học tập, thay đổi thời gian làm việc gây rối loạn chu kì thức ngủ của cơ
thể trong ngày, do sắp xếp giờ ngủ không hợp lí (ngày ngủ, đêm thức), do chênh
lệch múi giờ khi đi du lịch, do làm việc ca đêm, ngày thay đổi liên tục…
- Do
không gian ngủ không sạch sẽ, ô nhiễm âm thanh, phòng ngủ có nhiều ánh sáng,
giướng ngủ không phù hợp.
- Do
thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử, điện thoại di động, máy tính bảng
trước khi đi ngủ.
2.
Mất ngủ do tuổi tác (mất ngủ do sinh lý)
Tuổi tác cũng là một lí do phổ biến gây mất ngủ bởi
vậy chứng mất ngủ xuất hiện phổ biến ở người cao tuổi. Tuổi càng cao, thời gian
ngủ càng có xu hướng giảm dần. Người cao tuổi thường khó đi vào giấc ngủ và
thức dậy sớm hơn, rất nhiều người cao tuổi không ngủ được và phải dùng đến
thuốc an thần, gây ngủ. Tuy nhiên, thời gian ngủ lại ít liên quan đến chất
lượng giấc ngủ. Nguyên nhân có thể do tăng nồng độ melatonin-hormone do tuyến
tùng tiết ra giảm khi tuổi tăng. Nó có vai trò quan trọng trong việc điều hòa
nhịp sinh học ngủ - thức của cơ thể, đảm bảo giúp cơ thể có giấc ngủ ngon và
tỉnh dậy tỉnh táo vào ngày hôm sau.
3.
Mất ngủ
do nguyên nhân bệnh lý
- Các
bệnh lý gây đau như đau đầu, đau bụng, đau xương khớp, đau răng, bệnh mạn tính…khiến
người bệnh trằn trọc không ngủ được, đây là một trong những nguyên nhân gây mất
ngủ mà để điều trị mất ngủ thì cần phải điều trị các nguyên nhân này trước.
- Mất
ngủ do bệnh tâm thần kinh: Với một số trường hợp xuất hiện triệu chứng rối loạn
giấc ngủ có thể liên quan đến các chứng bệnh tâm lý như suy nhược thần kinh, rối
loạn lo âu, trầm cảm,…hoặc do tổn thương não bộ như (chấn thương sọ não, thiểu
năng tuần hoàn não, viêm não, tai biến mạch máu não,…). Đây chính là lí do
chúng ta không nên chủ quan khi bị mất ngủ mà phải đi khám ngay để xác định
nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời .
Điều trị mất ngủ thế nào?
Tùy vào từng
nguyên nhân gây mất ngủ mà có các phương hướng điều trị khác nhau. Bên cạnh đó,
người bệnh cần chú ý tạo một lối sống lành mạnh để bảo vệ giấc ngủ. Tránh xa
các nguyên nhân gây stress, không làm việc trước máy vi tính quá lâu, không sử
dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê. Một số thói quen tốt như tập thể
dục thể thao mỗi ngày, đọc sách và nghe nhạc trước khi đi ngủ cũng giúp cải
thiện giấc ngủ sâu hơn. Nếu khó đi vào giấc ngủ thì không nên sử dụng các thuốc
an thần gây ngủ mạnh mà nên uống các thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên, tốt
cho giấc ngủ như hợp hoan bì, táo nhân, hồng táo, viễn chí,… Các thành phần này
được bào chế dưới dạng viên nén có trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang,
giúp người mất ngủ thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng và bảo quản. Tuy
nhiên, tùy đáp ứng của từng cơ địa bệnh nhân mà hiệu quả tác dụng của sản phẩm
là khác nhau.
Để
hiểu thêm về sản phẩm, chúng ta hãy cùng nghe GS.TS Nguyễn Văn Thông - Chủ nhiệm khoa thần kinh bệnh
viện TƯ Quân đội 108 - Ủy viên Ban chấp hành hội thần kinh Việt Nam, nói về tác
dụng của các thành phần trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.
GS.TS Nguyễn Văn Thông nói về tác dụng
của các thành phần trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.
KimThần Khang vừa vinh dự nhận giải thưởng "Top100 – sản phẩm tốt nhất cho
gia đình, trẻ em lần thứ 4 – năm 2016" do "Bộ Lao động – Thương binh
và xã hội" trao tặng tháng 7 năm 2016.
Kim Thần Khang vinh dự nhận giải
thưởng
Thu
Lan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét