Khi tâm trí của bạn đang ở trạng thái tốt thì cơ thể và cuộc sống của bạn cũng trong trạng thái đó. Bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn, cơ thể bạn cảm khỏe mạnh hơn, cảm thấy hạnh phúc hơn. Nhưng những tác động của cuộc sống sẽ gây khó khăn cho sức khỏe thần kinh của bạn. Vậy chúng ta nên làm gì để sức khỏe tâm thần kinh được tốt hơn, góp phần phòng tránh chứng rối loạn tâm lý. Thực hiện những lời khuyên dưới đây để có một trạng thái tinh thần tốt và có một cuộc sống trọn vẹn.
Những lời khuyên hữu ích phòng tránh những rối loạn tâm lý
Những lời khuyên hữu ích phòng tránh những rối loạn tâm lý
1. Suy nghĩ lạc quan
Tập trung và suy nghĩ tích cực, lạc quan có thể cải thiện tâm trạng của bạn, nhưng bạn sẽ thực hiện nó như thế nào. Viết ra bất cứ điều gì bạn nhìn thấy, suy nghĩ hoặc hướng cảm xúc của bạn theo một hướng có kết quả làm cho bạn hạnh phúc dù là lớn hay nhỏ. Trong những tình huống khó khăn, hãy suy nghĩ về những kinh nghiệm của bản thân để giải quyết công việc một cách tốt nhất. Hãy nghĩ rằng “mọi chuyện sẽ ổn” thay vì những suy nghĩ về sự thất bại của bản thân.
2. Dập tắt những phê bình trong nội tâm
Dập tắt suy nghĩ bạn không đủ tốt, không đủ khả năng hay bạn xấu xí trong đầu của bạn? Khi bạn bắt đầu lặp đi lặp lại những suy nghĩ tiêu cực đó, hãy dừng ngay nó lại thay vào đó bằng suy nghĩ dù thế nào đi nữa bạn sẽ vượt qua. Nhiều người có suy nghĩ tiêu cực về bản thân một cách không thực tế. Ví dụ, nếu bạn đang nghĩ "Tôi là một người mẹ không tốt" bởi vì bạn vừa mắng con bạn, bạn hãy dừng suy nghĩ đó lại và xem xét lại sự việc cũng như cách dạy con của mình như thế là đúng hay sai.
3. Xử lý những bất đồng trong hôn nhân đúng cách
Tất cả các cặp vợ chồng đều có những bất đồng. Tránh la hét, bỏ đi, hoặc tự hành hạ tinh thần bản thân. Thay vào đó, hãy cố gắng hiểu quan điểm của nhau. Ngay cả khi bạn đang tranh cãi, hãy nói chuyện thẳng thắn, tử tế và tôn trọng vợ hay chồng của bạn.
4. Hãy chấp nhận ngoại hình của mình
Đừng ám ảnh hay mơ ước về một cơ thể "lý tưởng". Thay vào đó, hãy suy nghĩ về những gì bạn có và những gì nó đã giúp bạn đạt được. Bạn đã sinh con? Đi thăm quan du lịch? Bạn có thể làm những gì bạn thích. Đây là tất cả những điều tuyệt vời mà cơ thể của bạn đã cho phép bạn làm được.
5. Hoạt động thể thao mỗi ngày
Nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục có thể giúp giảm các triệu chứng lo âu và trầm cảm. Khi bạn tập thể dục, cơ thể bạn sẽ giải phóng các hóa chất cải thiện tâm trạng như endorphin và serotonin. Vì vậy, đi bộ, tập thể dục nhịp điệu, yoga hoặc môn thể thao nào đó. Và thay vì lái xe đến cửa hàng, bạn hãy đi xe đạp hoặc đi bộ.
6. Kiểm soát căng thẳng
Khi bạn biết những vấn đề gì gây ra căng thẳng cho bạn, bạn hãy nghĩ đến giải pháp để hạn chế nó. Có thể bạn đang cố gắng quá sức, hãy tạm ngưng lại và sắp xếp lại công việc của mình, tránh những áp lực không đáng có. Xác định các yếu tố gây stress cho bạn, sau đó chia sẻ với những thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp để giảm căng thẳng.
7. Hãy dành thời gian cho bản thân bạn
Giữa trách nhiệm công việc và gia đình có thể khiến bạn không còn thời gian chăm sóc bản thân hay thư giãn. Đừng cảm thấy tội lỗi về việc dành thời gian cho chính mình, hãy dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để tận hưởng những gì bạn thích hoặc cảm thấy thư giãn, như đọc một cuốn sách hoặc tắm nước ấm, chơi một bản nhạc hay hát vài bài hát.
8. Ngủ đủ giấc
Một đêm ngủ đủ giấc sẽ là điều tốt nhất khi bạn căng thẳng mệt mỏi. Nếu bạn gặp khó khăn khi ngủ, hãy cố gắng làm những điều giống nhau mỗi đêm trong một hay hai giờ trước khi đi ngủ. Thói quen này giúp cơ thể bạn biết rằng đó là thời gian để ngủ. Một bữa ăn nhẹ, tắm nước ấm hay đọc sách trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.
9. Phòng ngừa một số chứng rối loạn tâm lý phổ biến
Một số chứng rối loạn tâm lý phổ biến hiện nay như rối loạn lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, stress gây nên tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, hổi hộp, lo lắng khiến người bệnh khó có thể có cuộc sống bình thường, thậm chí không làm được bất cứ công việc gì. Vì vậy, khi có những dấu hiệu của suy nhược thần kinh, lo âu, trầm cảm bạn cần tìm ngay biện pháp khắc phục: tránh xa các nguyên nhân gây stress, có một chế độ học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, hay tham gia các hoạt động xã hội, tập yoga, tập thiền…
Bên cạnh đó, việc dự phòng đối với những người thường xuyên học tập và làm việc trong môi trường căng thẳng cũng rất cần thiết. Có thể dự phòng bằng cách sử dụng các dược liệu hàng ngày như hợp hoan bì, ngũ vị tử, uất kim, viễn chí, hồng táo,… Các vị dược liệu này được dân gian sử dụng từ lâu đời, giúp an thần, giảm lo âu, mệt mỏi, tốt cho sức khỏe tâm thần, thần kinh. Ngày nay, để tiện dụng hơn trong quá trình sử dụng và bảo quản, bài thuốc chứa các thảo dược trên đã được bào chế dưới dạng viên nén có trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.
*Khả năng đáp ứng của mỗi cơ địa là khác nhau, do đó tác dụng có thể khác nhau giữa những người dùng sản phẩm.
Để hiểu thêm về sản phẩm, chúng ta hãy cùng nghe GS.TS Nguyễn Văn Thông - Chủ nhiệm khoa thần kinh bệnh viện TƯ Quân đội 108 - Ủy viên Ban chấp hành hội thần kinh Việt Nam, nói về tác dụng của các thành phần trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.
GS.TS Nguyễn Văn Thông nói về tác dụng của các thành phần trong thực phẩm chức năng Kim Thần Khang.
*Khả năng đáp ứng của mỗi cơ địa là khác nhau, do đó tác dụng có thể khác nhau giữa những người dùng sản phẩm.
Kim Thần Khang vừa vinh dự nhận giải thưởng "Top100 – sản phẩm tốt nhất cho gia đình, trẻ em lần thứ 4 – năm 2016" do "Bộ Lao động – Thương binh và xã hội" trao tặng tháng 7 năm 2016.
Kim Thần Khang vinh dự nhận giải thưởng
Phạm Hùng.
Hãy gọi đến số hotline 0917.235.748 để được tư vấn về sản phẩm Kim Thần Khang đầy đủ nhất!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét