Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

"Cả đống" suy nghĩ sai lệch về chứng trầm cảm ai cũng có thể gặp phải, đọc ngay để biết!

Trầm cảm là tình trạng rối loạn về cảm xúc, người bệnh trở nên buồn rầu, chán nản, mệt mỏi,… Bệnh được coi là “vấn nạn” của xã hội hiện đại. Những suy nghĩ sai lầm về trầm cảm có thể sẽ khiến tình trạng bệnh diễn biến phức tạp, khó lường. Dưới đây là một số suy nghĩ sai lệch điển hình về trầm cảm mà bạn cần biết.

Những suy nghĩ sai lệch về trầm cảm thường gặp

1. Vùi đầu vào công việc sẽ giúp quên đi trầm cảm
Theo thống kê, cứ 6 người lại có 1 người mắc trầm cảm tại một thời điểm nào đó của cuộc đời họ. Nhiều người cho rằng, “tự ném” mình vào công việc và bạn sẽ cảm thấy tốt hơn. Đối với một trường hợp nhẹ của trầm cảm, điều này thực sự có thể giúp đỡ, nhưng trầm cảm là một bệnh về tâm lý nên thường dễ biến đổi và có nhiều loại khác nhau. Làm việc quá sức thực sự có thể là dấu hiệu lâm sàng của bệnh trầm cảm, đặc biệt là ở nam giới hoặc thậm chí có thể làm tình trạng trầm cảm của bạn trở nên nặng nề hơn.
 kim thần khang
Những suy nghĩ sai lầm về trầm cảm
2. Trầm cảm không phải là bệnh thật
Đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm! Trầm cảm là một bệnh lý nghiêm trọng và là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật của người lớn tại Mỹ. Bằng chứng sinh học về căn bệnh này xuất phát từ các nghiên cứu về di truyền, kích thích tố, thụ thể tế bào thần kinh và chức năng não. Người ta thấy rằng, ở một số vùng não bộ của người bị trầm cảm, các chất dẫn truyền thần kinh trung ương hoạt động bất thường, làm giảm khả năng dẫn truyền tín hiệu giữa các vùng của não với nhau.
3. Đàn ông thường không bị trầm cảm
Khi một người đàn ông chán nản, những người thân yêu của anh ta và thậm chí bác sĩ của anh ta cũng khó có thể nhận ra trầm cảm. Đó là bởi vì đàn ông thường ít nói về cảm xúc, suy nghĩ của họ hơn phụ nữ và một số đàn ông gặp phải tình trạng chán nản, buồn bã nhưng họ không để lộ cảm xúc buồn hay thất vọng cho bất cứ ai biết. Thay vào đó, đàn ông có thể thường cáu kỉnh, giận dữ hoặc bồn chồn. Họ thậm chí có thể không kiểm soát được hành vi và đánh nhau với những người khác. Một số người đàn ông cố gắng đối phó với trầm cảm thông qua những hành vi liều lĩnh như uống rượu hoặc sử dụng ma túy.
4. Người bị trầm cảm thường khóc rất nhiều
Một số trường hợp bị trầm cảm thường cảm thấy dễ bị tổn thương, họ trở nên nhạy cảm và dễ khóc hơn nhưng không phải là tất cả các trường hợp đều vậy hay cũng không phải là họ luôn luôn khóc. Không ít các trường hợp mắc trầm cảm nhưng họ không hề khóc hay thậm chí có trường hợp cũng không để lộ bất kỳ hành động khác thường nào. Thay vào đó là những cảm xúc "trống rỗng" và họ có thể cảm thấy vô giá trị hoặc vô dụng. Ngay cả khi không có các triệu chứng rầm rộ, thì trầm cảm vẫn cần phải được điều trị sớm và đúng cách.
5. Nếu bạn có người nhà bị trầm cảm, chắc chắn bạn sẽ bị trầm cảm
Đúng nhưng không hoàn toàn! Nếu trong gia đình bạn đã từng có người mắc trầm cảm thì bạn có nguy cơ mắc trầm cảm chứ không phải “chắc chắn bạn sẽ mắc trầm cảm”. Những người có tiền sử gia đình bị trầm cảm có thể theo dõi các triệu chứng sớm của bệnh thì hoàn toàn có thể ngăn chặn được trầm cảm. Bạn có thể áp dụng những biện pháp đơn giản để ngăn chặn trầm cảm như tập thể dục nhiều hơn, chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh và định kỳ gặp bác sĩ tâm lý sẽ giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ này.
6. Đối mặt với vấn đề gặp phải sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn
Người mắc trầm cảm đã từng được khuyên không nên "tiếp tục" suy nghĩ đến những vấn đề họ đang lo lắng hoặc khiến họ cảm thấy căng thẳng, mà thay vào đó là bỏ qua và “lẩn tránh” những việc họ phải đối diện. Nhưng gần đây, một số bằng chứng lại cho thấy việc đối diện với những vấn đề đó bằng cách nói chuyện với các chuyên gia tâm lý, tìm hướng giải quyết sẽ khiến họ cảm thấy dễ chịu hơn. Các cách trị liệu tâm lý khác nhau sẽ giúp điều trị chứng trầm cảm bằng cách giải quyết những suy nghĩ tiêu cực, hoặc các vấn đề về mối quan hệ khiến bạn lo lắng, căng thẳng, chưa tìm ra cách giải quyết.

Thảo dược Kim Thần Khang: Đem lại “hy vọng” về cuộc sống tươi đẹp cho người trầm cảm

Hầu hết những người mắc bệnh trầm cảm nghĩ rằng, họ không thể có hy vọng cho một cuộc sống tốt hơn, đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Thực tế là nếu bạn được điều trị đúng cách, thay thế suy nghĩ tiêu cực thành tích cực, chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh thì bạn hoàn toàn có thể “đẩy lùi” trầm cảm. Đồng thời, một phương pháp đang được các chuyên gia đánh giá cao trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị trầm cảm đó là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược. Nổi bật trong dòng sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thần Khang có thành phần chính là hợp hoan bì, kết hợp với các dược liệu quý khác như ngũ vị tử, viễn chí, uất kim có tác dụng an thần kinh, giải tỏa lo âu, vì vậy cải thiện triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực, sợ vô cớ. Các dược liệu trên phối hợp với vitamin B3; Soy lecithin giúp tăng cường chất dinh dưỡng thần kinh, chức năng của hệ thần kinh, từ đó giúp tăng cường sức khỏe của cơ thể. Hồng táo chứa nhiều Vitamin A, C, B2, saponin, acid amin; toan táo nhân chứa nhiều các saponin và acid hữu cơ từ đó giúp cơ thể khỏe khoắn, giảm biểu hiện mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Việc phối hợp độc đáo này đã mang đến giải pháp hữu hiệu hơn cả mong đợi cho người mắc trầm cảm hiệu quả, an toàn. Tuy mới ra đời, nhưng Kim Thần Khang đã chiếm được lòng tin không chỉ của các chuyên gia tâm lý và rất nhiều người bệnh, mang lại cuộc sống tươi đẹp cho nhiều người tưởng chừng sẽ bị trầm cảm “vùi sâu” mãi mãi không thoát ra được.
kim thần khang
Sản phẩm Kim Thần Khang 
Hãy lắng nghe chia sẻ của một số bệnh nhân đã từng sử dụng Kim Thần Khang:
Chúng ta cùng nghe chị Niên chia sẻ tình trạng cũng như phương pháp để tìm lại giấc ngủ :



Bên cạnh đó, sản phẩm còn nhận được rất nhiều phản hồi từ người bệnh:  
 kim thần khang
kim thần khang
Chuyên gia nói gì về Kim Thần Khang:
Phân tích của GS TS Nguyễn Văn Thông - Chủ nhiệm bộ môn thần kinh Viện Nghiên cứu Y Dược Lâm sàng 108 về tác dụng của các thành phần trong Kim Thần Khang:


Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về căn bệnh trầm cảm, đồng thời, có thêm kiến thức trong việc phòng ngừa và đối phó với trầm cảm hiệu quả, giúp bạn an tâm tận hưởng cuộc sống vui vẻ!
Quý độc giả có thắc mắc về bệnh, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn cước cuộc gọi 18006105 để được tư vấn tận tình và chi tiết nhất.
Mai Hương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét