Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

Triệu chứng suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể là bệnh có nguyên nhân không rõ ràng, không có thước đo cụ thể và rất khó điều trị hiệu quả. Các triệu chứng xuất hiện thường xuyên, kéo dài và đặc biệt không có triệu chứng báo trước.
 Triệu chứng suy nhược cơ thể
Triệu chứng suy nhược cơ thể
Phân loại bệnh
Có 2 nhóm chính gồm: Suy nhược thực thể (chiếm 45%) xảy ra sau nhiễm vi khuẩn, virut:  viêm phổi, viêm phế quản, viêm gan, lao phổi, sau phẫu thuật và suy nhược chức năng (chiếm 55%). Suy nhược cơ thể có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào và tỷ lệ mắc ở nữ giới cao hơn so với nam giới từ 2 đến 4 lần.

Biểu hiện của suy nhược cơ thể

Các triệu chứng suy nhược cơ thể thường gặp ở người suy nhược như: Mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, sợ ánh sáng, người ủ rũ, kiệt sức, chán ăn, hay gặp ác mộng, suy nhược thần kinh…Các biểu hiện bên ngoài như da xanh xao, hay đổ mồ hôi trộm, thường xuyên nóng nảy, bực tức, cáu giận,…Các triệu chứng này không đỡ sau khi nghỉ ngơi như người bình thường mà kéo dài vài tháng đến vài năm.
Mệt mỏi kéo dài khiến bệnh nhân suy nhược tỏ ra mất nghị lực, giảm cảm giác thích thú, thiếu sức sống, giảm ham muốn tình dục…Các triệu chứng nặng nhất trong 1-2 tháng đầu sau đó giảm dần, tuy nhiên có rất ít người khỏi hoàn toàn. Đa số không thể trở lại tình trạng như lúc đầu.

Suy nhược cơ thể điều trị thế nào?

Việc điều trị suy nhược cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào bản thân bệnh nhân và phải tìm ra được nguyên nhân mới có thể chữa trị tận gốc. Đối với nguyên nhân do bệnh lí, người bệnh có thể hồi phục trở lại sau khi các bệnh lí được giải quyết. Còn với suy nhược chức năng, để điều trị hiệu quả cần kết hợp nhiều liệu pháp như dùng thuốc, liệu pháp vật lí trị liệu và chế độ dinh dưỡng hợp lí.
Các loại thuốc điều trị suy nhược cơ thể được sử dụng là thuốc an thần gây ngủ, thuốc trầm cảm, thuốc giảm đau để giảm các triệu chứng đau đớn, khó chịu mà người bệnh gặp phải. Kết hợp với các liệu pháp vật lí như tập thể dục đều đặn, tập yoga, tập thiền. Bên cạnh đó, người bệnh cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và học tập cân bằng, chế độ ăn khoa học, điều độ, bổ sung nhiều chất xơ, hoa quả tươi và uống thêm các loại multivitamin nếu cần. Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…Và đặc biệt cần tránh xa các yếu tố gây căng thẳng thần kinh, stress. Việc thực hiện một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn cân bằng tâm lí và có một cuộc sống tươi đẹp.

Duy Thành.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét