Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên

Tại các chuyên khoa tâm thần của bệnh viện, số bệnh nhân điều trị trầm cảm ở độ tuổi thanh thiếu niên đang ngày càng gia tăng một cách đáng kể. Vậy các bậc cha mẹ cần chú ý những dấu hiệu nào để biết được con mình đang phải đối mặt với bệnh trầm cảm.

Những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên cần chú ý

Chị H, mẹ của một học sinh 18 tuổi mắc trầm cảm cho biết: “Bình thường cháu rất hay nói cười và chăm chỉ học hành, cháu cũng có nhiều bạn bè. Nhưng từ khi không đỗ vào trường đại học theo đúng nguyện vọng, cháu trở nên trầm tính, đêm ngủ rất ít, sụt cân và không còn muốn tâm sự với mẹ như trước nữa. Càng ngày, tôi càng thấy con hay khóc nhưng cho đến khi cháu có ý định tự tử thì gia đình mới biết đưa cháu vào viện. Khi bác sĩ kết luận cháu bị trầm cảm, gia đình mới vỡ lẽ tìm cách chữa trị”.
Không riêng gì chị H, rất nhiều gia đình cũng gặp những tình cảnh tương tự. Trẻ vị thành niên trong độ tuổi từ 10-18 thường có nhiều thay đổi bất thường về cử chỉ, hành vi, suy nghĩ. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng đây chỉ là những sự thay đổi bình thường khi cơ thể bắt đầu dậy thì nhưng những thay đổi đó có chiều hướng quá tiêu cực thì lại chính là sự bắt đầu của những dấu hiệu trầm cảm.


Cha mẹ cần chú ý khi con có những dấu hiệu bệnh trầm cảm

Các bác sĩ tâm lí cho biết dấu hiệu bệnh trầm cảm không khó nhận biết nếu các bậc cha mẹ quan tâm để ý đến trẻ. Biểu hiện có thể nhận biết dễ nhất và hay gặp đó là các em thường xuyên nóng nảy, tỏ ra bực tức một cách vô cớ với cha mẹ và bạn bè. Một số em trước kia thích chơi thể thao, nghe nhạc, đi du lịch… đột nhiên không còn cảm thấy hứng thú với những chuyện đó nữa; thậm chí còn rơi vào trạng thái vô thức, ít nói, buồn rầu, mệt mỏi, ủ ê, tuyệt vọng, chỉ muốn ngồi yên một chỗ, không thích vận động… Khi nói chuyện với những trẻ mắc trầm cảm, cha mẹ sẽ thấy các em luôn nghĩ mình là người kém cỏi, là gánh nặng cho gia đình, không thích giao tiếp hay tham gia bất kì hoạt động cộng đồng nào. Mức độ trầm cảm nặng hơn là xuất hiện ý định tự sát, tuy nhiên không phải trong tất cả các trường hợp.

Hướng dẫn trẻ cách phòng và vượt qua trầm cảm

Các bậc phụ huynh nên quan tâm đến con nhiều hơn về cả vật chất và tinh thần nhất là khi con bước vào thi cử, tránh để xuất hiện các mâu thuẫn trong gia đình làm tổn thương trẻ. Nên tìm hiểu và nắm bắt các mối quan hệ của con, chia sẻ cho con những khó khăn trong cuộc sống, không xúc phạm khi trẻ mắc lỗi mà thay vào đó phân tích nhẹ nhàng để trẻ hiểu. Khuyên trẻ sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi một cách hợp lí; không tạo áp lực học tập; khuyến khích trẻ chơi các môn thể thao ưa thích hàng ngày…
Trong trường hợp nghi ngờ trẻ mắc bệnh trầm cảm, cần phải đưa trẻ tới các chuyên khoa tâm thần hoặc bác sĩ tâm lí để được tư vấn và điều trị. Phát hiện trầm cảm sớm sẽ giúp việc điều trị tích cực và có hiệu quả cao hơn. Phương pháp điều trị trầm cảm chủ yếu hiện nay là kết hợp liệu pháp tâm lí, sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, các vị phụ huynh cũng có thể giúp con dự phòng và hỗ trợ điều trị trầm cảm bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn, hiệu quả bền vững. Trong đó, thực phẩm chức năng KimThần Khang được đánh giá khá cao về tính an toàn và hiệu quả trong việc hỗ trợ cải thiện tâm trạng của người bệnh. Kim Thần Khang có thành phần chính là hợp hoan bì phối hợp cùng các dược liệu quý khác giúp dưỡng tâm, an thần, giải uất, có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm.

Quỳnh Chi

Nếu con bạn có các dấu hiệu về trầm cảm, hãy điện thoại về số 04.38461530/ 08.62647169 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét