Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Triệu chứng và các dạng rối loạn lo âu ở trẻ em

Bạn có biết, rối loạn lo âu hiện ảnh hưởng đến một trong tám trẻ em? Đối với trẻ em bị rối loạn lo âu, thế giới có thể có vẻ rất đáng sợ. Nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến những hoạt động ở trường học và trong cuộc sống của trẻ. Bạn đang là một phụ huynh, giáo viên hay người thân của trẻ thì dưới đây là những điều bạn cần biết về rối loạn lo âu ở trẻ em.
Các triệu chứng của rối loạn lo âu ở trẻ em
Trẻ em gần như không bao giờ nói rằng mình đang lo lắng. Chúng thể hiện sự lo lắng theo nhiều cách khác nhau. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của sự lo lắng ở trẻ em là sự suy giảm về thể chất và tránh các hoạt động ở trường học, hoạt động ngoại khóa.
Các triệu chứng của rối loạn lo âu ở trẻ em
Biểu hiện khác như:
1.       Nhức đầu và đau bụng cũng là hai triệu chứng thể chất thường gặp
2.       Khó ngủ hoặc có thể thức dậy giữa đêm
3.       Một số trẻ em lại ăn nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường.
4.       Khóc và đeo bám
5.       Giận giữ và khó chịu thường xuyên
6.       Suy nghĩ dai dẳng tiêu cực, khó tập trung, lo lắng quá mức
Tất nhiên, những triệu chứng này có thể có ở nhiều trẻ em, nhưng khi chúng phổ biến và gây trở ngại cho hoạt động của trẻ, thì có thể là dấu hiệu của rối loạn lo âu.
Các dạng rối loạn lo âu thường gặp ở trẻ em
Rối loạn lo âu tổng quát (GAD): là sự lo lắng quá mức về rất nhiều thứ, rối loạn lo âu tổng quát ảnh hưởng từ 3 đến 5% trẻ em và thiếu niên. Trẻ em mắc GAD thường khá cầu toàn và luôn nghĩ rằng sẽ xảy ra điều tồi tệ nhất nếu họ không đạt được điểm hoàn hảo hoặc thực hiện một cách hoàn hảo công việc nào đó.
Rối loạn hoảng loạn: rối loạn hoảng loạn được chẩn đoán ở trẻ em đã có ít nhất hai hoảng sợ hay sự lo lắng tấn công bất ngờ, tiếp theo là sự sợ hãi kéo dài ít nhất một tháng hay sự lo lắng về một cuộc tấn công hoảng loạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Các cuộc tấn công hoảng loạn có thể đặc biệt đáng sợ với trẻ em, vì chúng có thể không hiểu những gì đang xảy ra. Những triệu chứng của một cơn hoảng loạn như loạn nhịp tim, khó thở, vã mồ hôi, sợ hãi mọi thứ xung quanh.
Rối loạn lo âu xã hội: Những trẻ có rối loạn lo âu xã hội (còn gọi là ám ảnh xã hội) rất sợ bị chú ý trong bất kỳ sự việc nào. Chúng thường không muốn nói chuyện trong lớp học và có thể tránh xa các mối quan hệ xã hội.
Rối loạn lo âu chia ly: cảm giác khi bị chia ly có thể khiến trẻ lo lắng, căng thẳng, đau khổ khi rời xa người chăm sóc quen thuộc của mình, nó là phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi từ 18 tháng đến 3 năm. Ở giai đoạn này, cảm xúc trên là một phần rất bình thường của sự phát triển, hiếm khi là một vấn đề lớn. Tuy nhiên, trẻ em lớn tuổi hơn sẽ cảm thấy rất khó chịu khi nghĩ đến việc rời khỏi những người đã quá thân quen với trẻ, có thể gây rối loạn lo âu chia ly. Chứng bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 4% trẻ em và thường gặp nhất ở trẻ em lứa tuổi 7-9.
Sự làm ngơ có chọn lọc: Một đứa trẻ từ chối nói chuyện với những người khác có thể có rối loạn lo âu dạng làm ngơ có chọn lọc. Trẻ nói chuyện bình thường khi ở nhà, với bạn bè hoặc thành viên khác trong gia đình, nhưng lại lặng im, làm ngơ trong môi trường khác.
Rối loạn ám ảnh: Một nỗi sợ hãi vô lý của một cái gì đó cụ thể gây ám ảnh cho trẻ là một dạng của rối loạn lo âu. Trẻ có thể không muốn nói chuyện trong lớp và có thể tránh các mối quan hệ xã hội.
Việc điều trị rối loạn lo âu ở trẻ em rất được quan tâm bởi những ảnh hưởng của chứng bệnh này lên trẻ thường nặng hơn người lớn. Điều trị bằng tâm lý trị liệu cũng gặp khó khăn bởi nhận thức ở trẻ em còn hạn chế. Điều trị bằng thuốc sẽ phát sinh nhiều tác dụng phụ. Khoa học ngày càng phát triển, nhiều phương pháp mới điều trị rối loạn lo âu đang được tìm hiểu và đưa vào ứng dụng, nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, một phương pháp giúp cải thiện triệu chứng của rối loạn lo âu an toàn mà không gây tác dụng phụ là sử dụng thực phẩm chức năng có nguồn gốc thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh, trầm cảm. Nổi bật là thực phẩm chức năng Kim Thần Khang, với thành phần chính là hợp hoan bì (vỏ của cây hợp hoan) kết hợp với một số dược liệu quý như ngũ vị tử, uất kim, hồng táo, táo nhân…có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn lo âu mà không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Kim Thần Khang qua video sau:
Năm 2015 vừa qua, Kim Thần Khang vinh dự nhận giải thưởng "Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng" do "Hội Khoa học Công nghệ lương thực - thực phẩm Việt Nam" trao tặng.
Kim Thần Khang vinh dự nhận giải thưởng

Đình Huy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét